Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng vốn rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương nếu bị cọ xát và viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công. Vậy khi trẻ rụng rốn nên làm gì để tránh nhiễm trùng? Mẹ hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết nhất nhé.
Vệ sinh rốn sạch sẽ cho con mỗi ngày
Rốn bé sơ sinh sau khi rụng rất dễ bị bụi bẩn, vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Đó là lý do vì sao mẹ cần vệ sinh gốc rốn cho con ít nhất 1 lần mỗi ngày.
Cách vệ sinh rốn sau khi rụng cho trẻ sơ sinh:
Mẹ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn và lau khô.
Dùng 2 – 3 miếng bông gòn thấm vào dung dịch nước muối sinh lý và lau vùng gốc rốn cho con cho đến khi loại bỏ sạch các chất bẩn.
Kết thúc quá trình vệ sinh, mẹ hãy thấm khô rốn cho bé và để rốn con tiếp xúc với không khí 2 -3 phút rồi mới mặc tã.
Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện công việc này là mỗi buổi sáng sớm, sau khi bé tắm hoặc trong lúc thay tã cho bé.
>> Bên cạnh vệ sinh rốn, ở giai đoạn sơ sinh mẹ cũng nên lưu ý đến việc giữ vệ sinh phần mông, đùi cho con vì vùng da này đặc biệt dễ bị tổn thương. Mẹ có thể tham khảo một số tã dán không hăm được đánh giá tốt hiện nay để dùng thử cho bé nhé!
Giữ gốc rốn của bé luôn khô thoáng
Khi trẻ rụng rốn nên làm gì? Các chuyên gia nhi khoa khuyên mẹ nên giữ gốc rốn của con luôn khô thoáng để giúp rốn nhanh lành hơn. Việc rốn bé bị ẩm ướt chắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Mẹ hãy giữ gốc rốn của trẻ sơ sinh khô thoáng bằng cách:
Không tắm cho bé quá 5 phút.
Lau khô gốc rốn cho con ngay sau khi tắm xong.
Tuyệt đối không để phân hoặc nước tiểu của con dính lên rốn sau mỗi lần thay tã.
Để rốn bé tiếp xúc với không khí thường xuyên hơn.
Không băng rốn của bé lại.
Cẩn thận hơn khi tắm cho trẻ sơ sinh vừa rụng rốn
Khi tắm cho trẻ sơ sinh vừa rụng rốn mẹ cần lưu ý không để rốn con ngâm trong nước quá lâu. Bên cạnh đó sau khi tắm xong, rốn con cần được lau khô và vệ sinh bằng nước muối sinh lý.
Mẹ chỉ nên lựa chọn loại sữa tắm, dầu gội an toàn cho da bé. Tốt nhất, không nên để các sản phẩm này dính trực tiếp vào phần rốn của con trong suốt quá trình tắm.
Thận trọng khi tay tã cho con
Khi trẻ rụng rốn nên làm gì mẹ cũng cần thận trọng hơn khi thay tã cho con. Theo đó, khi mặc tã cho con, bạn hãy vò nhàu cho mềm tã, kéo căng phần chun nhiều lần. Điều này sẽ giúp tã trở nên mềm mại và rộng rãi hơn, hạn chế tối đa sự ma sát với vùng rốn nhạy cảm của con.
Ngoài ra, mẹ hãy lựa chọn bỉm dán có rãnh rốn để hạn chế sự cọ xát vào vùng rốn còn non mềm của bé.
Lựa chọn loại quần áo rộng rãi, thoáng mát
Lựa chọn loại quần áo rộng rãi, thoải mái cùng loại bỉm thấm hút, thoáng khí cũng là cách giúp rốn bé sau khi rụng nhanh lành hơn. Theo đó, mẹ hãy ưu tiên mặc cho con những bộ đồ thoải mái cho con với chất liệu cotton hoặc sợi tre tự nhiên.
Để gốc rốn lành tự nhiên
Sau khi rốn trẻ sơ sinh, rụng phải cần khoảng 7 – 10 ngày để rốn lành lại hoàn toàn. Trong suốt quá trình này, mẹ chỉ cần vệ sinh rốn cho con sạch sẽ và kiên nhẫn chờ đợi là được.
Mẹ cần lưu ý, tuyệt đối không bôi bất cứ loại kem dưỡng, thuốc hay áp dụng các mẹo dân gian với mục đích giúp rốn bé nhanh lành. Theo các chuyên gia nhi khoa, tất cả các hành động này đều không mang lại hiệu quả, thậm chí còn khiến rốn con trở nên tồi tệ hơn.
Theo dõi rốn con thường xuyên
Việc theo dõi rốn con thường xuyên vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp mẹ sớm phát hiện ra những bất thường tại vùng rốn để kịp thời khắc phục, tránh tối đa nguy cơ nhiễm trùng nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Mẹ hãy đưa bé đi thăm khám bác sĩ ngay nếu thấy rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng xuất hiện các dấu hiệu sau:
Sưng tấy, có dịch mủ rỉ ra kèm mùi hôi tanh.
Rỉ máu liên tục.
Bé đau đớn dữ dội tại vùng rốn khi mẹ chạm nhẹ vào.
Rốn lồi kèm triệu chứng bé quấy khóc, tiêu chảy, nôn trớ,.. (đây là dấu hiệu cho thấy ruột của con có nguy cơ cao bị dính vào thoát vị).
Hy vọng qua bài viết trên, mẹ đã nắm được thông tin khi trẻ rụng rốn nên làm gì. Để tránh tối đa nguy cơ nhiễm trùng rốn, bạn hãy cố gắng chăm sóc rốn con cẩn thận mỗi ngày. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường tại rốn, bé cần được thăm khám bác sĩ ngay để đảm bảo an toàn.