Sử dụng thảo dược để điều trị tiểu đường không còn xa lạ ở nước ta. Tuy nhiên không phải loại thảo dược nào cũng đem lại hiệu quả tốt cho người tiểu đường. Hãy cùng tìm hiểu về một số loại thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường qua bài viết dưới đây.
1. Thảo dược điều trị bệnh tiểu đường được không?
Hiện nay, dù bệnh tiểu đường được hiểu khá rõ nhưng vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Cũng giống như dùng thuốc, công dụng của thảo dược chỉ là hỗ trợ điều trị, làm giảm ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống của bệnh nhân.
Thảo dược được chứng minh có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Sở dĩ nhiều người lựa chọn thảo dược trong điều trị bệnh tiểu đường vì thảo dược là những loại thực vật có nguồn gốc từ thiên nhiên với ưu điểm như:
Trong thảo dược có nhiều hoạt chất quý giúp ổn định đường huyết.
Khá an toàn với cơ thể người bệnh
Ít gây ra tác dụng phụ nhất là tác dụng phụ trên gan, thận.
Việc tìm mua thảo dược khá dễ dàng với chi phí tương đối thấp.
Đọc ngay: Thảo dược tốt cho bệnh tiểu đường
2. Top 4 loại thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
2.1. Lá dứa
Lá dứa (lá nếp) là loại thực vật thân thảo có mùi thơm như mùi gạo nếp, thường được dùng để tạo mùi, tạo màu cho các món ăn. Đồng thời, tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường có thể kể đến:
Glycoside dồi dào giúp kích thích quá trình chuyển glucose thành năng lượng, hạn chế sự tích tụ đường huyết.
Lượng chất xơ lớn hạn chế hấp thu carbohydrate từ ruột vào máu.
Hàm lượng Kali giúp ngăn ngừa biến chứng trên mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường.
Glycoside trong lá dứa giúp hỗ trợ giảm đường máu
Cách dùng:
Dùng tươi: Đun 10 lá dứa tươi đã rửa sạch với khoảng 2,5l nước đến khi cạn còn 2l nước là được.
Dùng khô: Cho 20 – 30g lá dứa khô vào 500ml nước sôi và hãm trong 30 phút.
2.2. Quế
Quế là vỏ của cây thuộc chi Cinnamomum có mùi thơm, vị cay ngọt hay được dùng làm gia vị và thuốc. Quế với bệnh tiểu đường có thể giúp hỗ trợ điều trị nhờ thành phần methyl hydroxychaicone (MHCP) có tác dụng:
Kích thích sản xuất và tăng độ nhạy của insulin
Làm chậm quá trình hấp thu đường của cơ thể.
Giảm nguy cơ xảy ra biến chứng nhờ tác dụng chống oxy hóa của MHCP.
Tinh dầu quế giúp tăng độ nhạy của insulin – hormone giảm đường huyết
Cách dùng:
Bột quế: pha một muỗng (khoảng 3,25g) với nước uống mỗi ngày, sử dụng liên tục trong 5 ngày, ngưng 2 ngày rồi lặp lại.
Thanh quế: nấu thanh quế với nước và uống như trà.
Trà quế: uống một ly trà quế mỗi ngày và không uống vào 2 ngày cuối tuần.
Dầu quế: mỗi ngày dùng một đến hai giọt pha với nước hoặc trộn với thức ăn.
2.3. Mướp đắng (khổ qua)
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là một loại quả phổ biến ở nước ta, có vị đắng nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt người tiểu đường. Đặc biệt 3 hoạt chất: Vicin, Charantin, Polypeptid-p có vai trò tương tự insulin giúp kiểm soát đường máu.
Vicin, Charantin, Polypeptid-p trong mướp đắng có vai trò kiểm soát đường máu
Cách dùng: Lấy một nắm mướp đắng khô đem nấu nước uống mỗi ngày. Hoặc có thể ăn sống hoặc xào ăn kèm với cơm.
2.4. Cây thìa canh
Cây thìa canh là loại cây thân leo có nhiều ở miền Bắc nước ta, có nhiều công dụng đối với cơ thể. Đặc biệt, trong cây thìa canh chứa acid gymnemic tốt cho người tiểu đường nhờ công dụng:
Thúc đẩy quá trình sản xuất insulin của tuyến tụy.
Ức chế hấp thu glucose ở ruột.
Giảm cholesterol máu.
Cây thìa canh có acid gymnemic tốt cho người tiểu đường
Cách dùng: Sử dụng 10g bột lá thìa canh đun với 2l nước để uống hàng ngày.
Dù thảo dược có nhiều công dụng với người bệnh tiểu đường nhưng đây chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị nên không thể thay thế hoàn toàn cho thuốc. Vì vậy người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ để có một kế hoạch điều trị hợp lý.