Ứng dụng vi sinh vật trong phòng trừ bệnh hại chanh dây đem lại năng suất cao
Chanh dây là một trong những loại cây trồng đang đem lại lợi nhuận cao, và đang được mở rộng trên khắp cả nước đặc biệt là ở Tây Nguyên và các tỉnh Tây Bắc. Nhu cầu chanh dây xuất khẩu đang rất lớn đòi hòi hướng đi sản xuất chanh dây sạch ngày một cao. Tuy nhiên việc áp dụng canh tác hữu cơ cho chanh dây vừa phòng trừ bệnh vừa đem lại năng suất chưa bao giờ là điều dễ dàng.
Phương pháp canh tác sinh học bằng việc ứng dụng vi sinh vật sẽ đem đến một cơ hội mới trong việc sản xuất chanh dây hữu cơ.
Ứng dụng vi sinh vật trong phòng trừ bệnh hại chanh dây
Bằng việc đưa những chủng vi sinh vật có lợi, tuyển chọn, dựa trên các quy luật sinh thái và khả năng đối kháng của các loài vi sinh vật trong tự nhiên tạo ra chế phẩm sinh học kiểm soát dịch hại trên các loại cây trồng trong đó có cây chanh dây.
Cơ chế của giải pháp này dựa trên nguyên tắc cân bằng hệ vi sinh vật trong môi trường bằng cách bổ sung nhiều hơn các loài vi sinh vật có ích và tạo môi trường thuận lợi cho chúng phát triển, chiếm lĩnh và định hướng hệ vi sinh vật trong môi trường đó lên men theo hướng có lợi cho con người, giúp các nông trang đạt được năng suất cao, chất lượng tốt mà không cần đến sự can thiệp của các hóa chất độc hại.
Các lợi khuẩn được sử dụng bao gồm tập hợp đa dạng của hơn 80 loài lợi khuẩn khác nhau như vi khuẩn Lacto, vi khuẩn Bacillus, nấm men, vi khuẩn quang hợp, nấm mycorrhiza và nhiều loài lợi khuẩn khác. Cơ chế tác động của chúng có thể sơ bộ như sau:
Sự lên men của vi khuẩn Lacto sẽ sinh ra axit lactic – có tính khử khuẩn mạnh, có thể tiêu diệt hoặc làm ức chế sự hoạt động của hầu hết các loài vi sinh vật khác có trong môi trường, vì vậy khi đưa vi khuẩn này vào môi trường với liều lượng hợp lý chúng có thể thay thế được hầu hết các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học để phòng trừ bệnh hại cây trồng.
Thứ hai, vi khuẩn Bacillus subtilis trong chế phẩm sinh học khi lên men sẽ sinh ra các loại enzym như protease và amylase có khả tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại kể cả vi khuẩn E coli, Coliform và nhiều loài vi khuẩn gây hại khác. Không những thế Bacillus còn có khả năng phân giải protein thành các dạng axitamin dễ tiêu cung cấp cho cây trồng nên chúng có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón để nâng cao năng suất cây trồng.
Nấm men trong chế phẩm vi sinh của EMI Nhật Bản có khả năng sinh ra nhiều loại vitamin và axitamin không thay thế, cung cho cây trồng làm tăng chất lượng nông sản một cách tự nhiên.
Tóm lại, khi sử dụng chế phẩm sinh học của EMI Nhật Bản, người trồng chanh dây sẽ có cơ hội tạo ra những quả chanh dây với năng suất, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đủ tiêu chuẩn hữu cơ và hàng loạt các lợi ích khác về sức khỏe và môi trường mà không cần đến sự can thiệp của các hóa chất độc hại.
Quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh phòng trừ bệnh trên cây chanh dây
Một số loại bệnh thường gặp trên cây chanh dây như: bệnh đốm dầu, đốm nâu, phấn trắng,… và một số loại sâu thường gặp như: nhện đỏ, bọ trĩ, rệp,…Các loại sâu bệnh này làm chanh dây bị chết sớm, chết hàng loạt, quả biến dạng, quả không dinh dưỡng,… EMI Nhật Bản đưa tới bà con tham khảo quy trình phòng trị bệnh ứng dụng vi sinh như sau:
Trước khi trồng cây, hoà 1 lít chế phẩm sinh học EMINA với 50 lít nước, nhúng qua bầu cây vào dung dịch vừa pha loãng rồi trồng luôn.
Pha 2 lít chế phẩm sinh học EMINA-P dành cho cây chanh dây với 2 lít chế phẩm trừ sâu BT kèm 1 lít đạm tự ủ cho 200 lít nước, phun ướt thân và hai mặt lá, định kỳ 10-15 ngày/lần.
Pha 0.1 lít chế phẩm sinh học EMINA với 2 lít nước tưới đổ cho 1 gốc, định kỳ 30 -35 ngày/lần.
Kết hợp sử dụng các loại đạm tự ủ, để cỏ làm phân giúp tiết kiệm chi phí và cải tạo hệ sinh thái.
Quá trình canh tác sinh học nên chuyển đổi dần dần, bởi vi sinh vật cần quá trình thích nghi và phát triển đến mật độ cao để ngăn chặn nấm bệnh gây hại. Tuy nhiên, việc phun EMINA còn giúp chanh dây có mẫu mã đẹp và chất lượng ngon hơn, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
Vườn chanh dây nhà anh Cường tại Di Linh, Lâm Đồng là một điển hình của quá trình chăm sóc chanh dây sinh học. Anh đã phát triển rất nhiều mô hình trồng chanh dây EMI đem năng suất đạt đến 70-80 tấn/ha và tỷ lệ chanh đạt xuất Âu ở lứa thu đầu lên đến 70-80%.
Chanh dây là loài cây đầu tư đem lại lợi nhuận lớn nhưng chỉ thu trong vòng 1,5-2 năm, do đó việc chăm sóc tốt từ quá trình cải tạo đất ban đầu, ứng dụng vi sinh vật trong phòng trừ bệnh hại sẽ cho lợi nhuận lớn với mức chi phí đầu tư phải chăng.
Chúc bà con thành công!