Xe nâng hàng là phương tiện giúp vận chuyển những loại hàng hóa có tải trọng từ lớn đến rất lớn, từ dưới 1 tấn cho đến gần 10 tấn. Chính vì vậy, lốp xe nâng hàng chính là bộ phận thường gặp phải hao mòn hay sự cố cao nhất.
Cùng tìm hiểu thêm về khái niệm, phân loại cũng như vai trò của lốp xe nâng ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Lốp xe nâng hàng là gì?
Lốp xe nâng là một bộ phận quan trọng, giữ vai trò mật thiết trong hệ thống di chuyển của xe nâng, cho phép phương tiện này di chuyển dễ dàng trên nhiều địa hình khác nhau từ bằng phẳng cho đến gồ ghề.
Lốp xe nâng cũng giống với những loại lốp xe thông thường khác là cũng xảy ra sự hao mòn tự nhiên, nứt, vỡ,…. Trong quá trình sử dụng. Trong điều kiện sử dụng liên tục, lốp xe có hạn sử dụng dao động trong khoảng từ 1 đến 1,5 năm.
Tham khảo thêm: Vỏ xe nâng kumakai
Vai trò của lốp xe nâng?
Xem xét tổng quan, lốp xe nâng hàng thực hiện 4 chức năng chính bao gồm:
Chịu tải trọng
Giảm xóc giảm rung
Truyền lực phanh, lực kéo
Thay đổi, duy trì hướng di chuyển.
Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường cũng như chịu tải trọng của toàn bộ xe nên thường dễ bị mài mòn. Chính vì vậy, cần thường xuyên kiểm tra cũng như thay thế để đảm bảo an toàn khi vận hành.
Các loại lốp xe nâng hàng hiện nay
Trên thị trường hiện nay, nổi bật nhất vẫn là lốp đặc xe nâng và lốp hơi xe nâng.
Lốp đặc xe nâng
Lốp đặc là loại lốp được sản xuất từ 100% cao su, có hai màu sắc chính là đen bóng hoặc trắng. Loại lốp này thường được sử dụng cho các loại xe nâng hoạt động ngoài trời. Những ưu điểm nổi bật của loại lốp đặc xe nâng chính là:
Thường được ưa chuộng sử dụng bởi có độ ổn định cân bằng cao và quá trình lắp đặt đơn giản.
Có khả năng chống nắng, chống mài mòn và đâm thủng tốt.
Hạn chế sự mất hơi khi va chạm với vật sắc nhọn hay thủng lốp.
Loại bỏ được các nhân tố sinh nhiệt và ma sát.
Độ bám trên các mặt đường địa hình bằng phẳng và khúc cua tốt; không cần thường xuyên thay thế hay bảo dưỡng xe.
Rãnh lốp sâu nên có khả năng thoát được nước, bùn hay trong quá trình xe di chuyển tại các khu vực địa hình có độ dốc lớn.
Được tráng thêm lớp màng halobutyl hoặc clorobutyl có tác dụng ngăn không cho không khí thẩm thấu ra bên ngoài.
Tuy nhiên, giá thành của lốp đặc xe nâng thường đắt hơn các loại lốp khác, khó sửa chữa cũng như thay thế.
Lốp hơi xe nâng
Đây là loại lốp xe nâng bên trong có xăm, sử dụng áp suất hơi để làm căng bề mặt của lốp. Lốp hơi bao gồm những thành phần chính như: vỏ lốp, tanh lốp, lớp đệm cao su. Đây là loại lốp có giá thành tương đối rẻ, việc sửa chữa và thay thế cũng tương đối đơn giản, không phức tạp như loại lốp đặc.
Tuy nhiên, loại lốp này rất dễ bị thoát hơi, gây nguy hiểm khi xe chạy với tốc độ cao và sản phẩm thường không có tuổi thọ cao.
Cách lựa chọn lốp xe nâng hàng
Xe nâng hàng là sản phẩm xe cơ giới chuyên dụng, được sử dụng để nâng – hạ nhằm vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là những loại hàng hóa nặng. Chính vì vậy, bất kỳ một loại phụ tùng nào trên xe cũng cần đảo bảo chất lượng, uy tín, sản phẩm chính hãng, bao gồm cả lốp xe.
Bên cạnh các loại lốp đảm bảo tiêu chuẩn được quy định từ nhà sản xuất, người tiêu dùng có thể sử dụng các loại lốp có cùng kích thước, cấu trúc phù hợp với phần bánh xe. Nếu bạn muốn sử dụng các loại lốp khác thì nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia, nhà sản xuất.
Giống như các loại lốp xe khác, khi sử dụng đến một thời điểm nhất định bạn cũng cần thay thế lốp xe nâng hàng. Vậy giữa lốp đặc và lốp hơi nên lựa chọn loại lốp nào?
Lốp hơi xe nâng: Khi sử dụng sẽ mang đến hiệu suất cao và có tính linh hoạt cao. Lốp hơi có độ bám đường cao. Mang lại độ bám đường cao cho những dòng xe địa hình bằng phẳng và gồ ghề. Xe nâng sử dụng lốp hơi thân thiện, hạn chế gặp phải tình trạng bị xóc, nảy và giá thành đầu tư ban đầu không quá cao.
Lốp đặc xe nâng: Hiệu suất làm việc cao và không cần thay thế bảo dưỡng thường xuyên. Lốp đặc sẽ mang đến khả năng bám đường tốt hơn. Khi nâng hạ hàng hóa hoặc cua gấp thì có độ ổn định cao hơn. Tuy nhiên giá thành đầu tư ban đầu sẽ cao hơn so với loại lốp hơi.
Tóm lại, tùy theo tính chất công việc cũng như tình trạng kho bãi mà khách hàng sẽ đưa ra những lựa chọn tốt nhất. Đối với địa hình bằng phẳng hay có nhiều vật sắc nhọn trên bề mặt di chuyển thì nên sử dụng loại lốp đặc. Còn đối với địa hình gồ ghề, không có vật sắc nhọn thì nên sử dụng lốp xe hơi nâng hàng.
Kết luận
Lốp xe nâng là một trong những bộ phận không thể thiếu trong xe nâng hàng. Việc phân loại và lựa chọn được loại lốp xe phù hợp với nhu cầu và khả năng của kho bãi, công việc của doanh nghiệp là điều quan trọng. Với những thông tin trong bài viết chắc hẳn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm này.