Những diễn biến trên thị trường chứng khoán đều được cập nhật trên bảng giá chứng khoán. Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán và tìm hiểu các khái niệm của các chỉ số chứng khoán trong bài viết là điều mà mọi nhà đầu tư phải nắm vững. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ những diễn biến mới nhất trong sàn chứng khoán. Từ đó, đưa ra các quyết định phù hợp với tình hình thị trường, gia tăng lợi nhuận.
Sàn giao dịch chứng khoán là gì?
Trước khi tìm hiểu về các hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán và tìm hiểu các khái niệm của các chỉ số chứng khoán, bạn cần biết khái niệm về sàn giao dịch chứng khoán. Cụ thể, đây là nơi cung cấp nền tảng và phương tiện cho người bán, người mua và môi giới chứng khoán trao đổi với nhau.
Tại nước ta thì có hai sở giao dịch chính lớn nhất là HOSE (Hồ Chí Minh) và HNX (Hà Nội). Bên cạnh đó thì còn một số sàn khác cũng có bảng giá. Tất cả bảng giá đều giống nhau vì tất cả nguồn thông tin đều xuất phát từ hai sở giao dịch và trung tâm lưu ký.
Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán và tìm hiểu các khái niệm của các chỉ số chứng khoán
Màu sắc trong bảng giá chứng khoán
Bảng giá chứng khoán được thể hiện thông qua bốn màu chính là Vàng, Đỏ, Xanh lục và Xanh nước biển. Cách đọc bảng giá chứng khoán khi có sự thay đổi về màu sắc như sau:
Vàng: Giá giữ nguyên so với giá tham chiếu (giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất).
Đỏ: Giá có sự điều chỉnh giảm so với giá tham chiếu.
Xanh lục: Giá có sự điều chỉnh tăng so với giá tham chiếu.
Xanh lơ: Giá giảm về mức tối đa trong một phiên giao dịch.
Tím: Giá tăng đến mức tối đa trong một phiên giao dịch.
Mã chứng khoán (Mã CK)
Mã CK là tên riêng của từng doanh nghiệp, công ty khi lên sàn. Mã này được cung cấp bởi sở chứng khoán và nhà đầu tư dùng nó để đặt lệnh. Ký hiệu mã thường là tên viết tắt của công ty đó, chẳng hạn như Công ty cổ phần FPT có mã là FPT.
TC (Tham chiếu)
Tham chiếu (giá tham chiếu) là mức giá đóng cửa ở phiên giao dịch gần nhất. Giá tham chiếu được dùng để làm cơ sở tính toán Giá trần và Giá sàn cho ngày giao dịch.
Giá trần (Trần)
Giá trần được thể hiện màu tím khi mà cổ phiếu được giao dịch mua bán với mức giá cao nhất trong ngày.
Giá sàn (Sàn)
Trái ngược với giá trần, giá sàn là mức giá tối đa mà cổ phiếu có thể giảm trong 1 phiên giao dịch. Đây là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể tiến hành đặt mua hoặc bán.
Tổng khối lượng khớp lệnh (Tổng KL)
Khối lượng khớp lệnh là tổng số lượng cổ phiếu được giao dịch trong mỗi phiên. Nó thể hiện tính thanh khoản của mỗi cổ phiếu, khối lượng giao dịch thực tế bằng số hiển thị nhân với 100.
Khớp lệnh (Giá/ KL /+-)
Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán và tìm hiểu các khái niệm của các chỉ số chứng khoán không thể bỏ qua cột khớp lệnh. Một giao dịch thành công để thể hiện ở cột Khớp lệnh (nằm chính giữa bảng giá chứng khoán) gồm 3 yếu tố:
Giá: Là mức giá đang được dùng để khớp trong phiên hoặc cuối ngày.
Khối lượng (ký hiệu KL): Khối lượng cổ phiếu tương ứng với giá khớp.
+/-: thể hiện mức thay đổi giá tăng hay giảm so với giá tham chiếu.
Bên mua
Các cột Bên mua hiển thị 3 mức giá cùng với khối lượng, tương ứng với 3 cột KL 1, KL 2, KL. Ba cột giá chính là các mức giá cao nhất mà nhà đầu tư đang đặt lệnh mua. Còn rất nhiều mức giá thấp hơn được đặt lệnh, tuy nhiên chúng sẽ không xuất hiện trên bảng giá.
Bên bán
Ngược lại với bên mua, Cột Bên bán hiện 3 mức giá thấp nhất được nhà đầu tư đặt lệnh. Các mức giá cao hơn mức giá thứ 3 sẽ không xuất hiện trên bảng điện. Những mức giá này sẽ thay đổi liên tục trong phiên giao dịch và sẽ dừng lại vào thời điểm kết thúc ngày giao dịch.
Giá
Cột giá thể hiện mức giá cao nhất, mức giá thấp nhất và mức giá trung bình đã được khớp trong phiên. Mặc dù là giá cao nhất và giá thấp nhất chưa chắc là giá trần và giá sàn, bạn có thể căn cứ theo màu sắc để nhận biết.
Dư mua – dư bán
Trong bảng giá thì cột dư mua – dư bán thể hiện tổng số khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp lệnh. Khi phiên giao dịch kết thúc thì cột này sẽ thể hiện tổng hợp lại toàn bộ khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong ngày giao dịch.
Đầu tư nước ngoài (ĐTNN)
ĐTNN là viết tắt của cụm từ Đầu tư nước ngoài. Thể hiện là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch.
Xem thêm: Cần lưu ý gì khi đầu tư tài chính forex?
Các chỉ số chứng khoán
Các chỉ số chứng khoán là giá trị được thống kê để phản ánh tình hình thị trường cổ phiếu.
Chỉ số EPS là viết tắt của từ Earning Per Share/Thu nhập trên một cổ phiếu: Được biết là lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được trên một cổ phiếu.
Chỉ số PE là viết viết tắt của cụm từ Price to Earning ratio/chỉ số giá trên thu nhập: Được dùng để đánh giá mối quan hệ của giữa giá cổ phiếu (Price) và lãi thu được trên một cổ phiếu (EPS).
Chỉ số ROE là viết tắt của cụm từ Return on Common Equity/Tỷ số lợi nhuận ròng: Tỷ số lợi nhuận ròng dựa trên vốn của chủ sở hữu.
Chỉ số ROA là viết tắt của cụm từ Return on Total Assets/Tỷ số lợi nhuận ròng dựa trên tài sản: Chỉ số thể hiện khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.
Chỉ số P/B là viết tắt của cụm từ Price to Book ratio (Giá/Giá trị sổ sách): được dùng để so sánh giá hiện tại của cổ phiếu và giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó.
Hy vọng những hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán và tìm hiểu các khái niệm của các chỉ số chứng khoán trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn có bất kỳ khó khăn trong việc bắt đầu hành trình đầu tư của bạn, hãy liên hệ Anfin nhé.